Cụ thể, dự án đóng góp vào việc sửa đổi chính sách, pháp luật hỗ trợ việc phòng, chống, điều trị và chăm sóc hiệu quả dựa vào cộng đồng cho người sử dụng ma túy; đưa các dịch vụ trên bằng chứng cho người sử dụng ma túy vào hệ thống an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe hiện tại thông qua việc liên kết với xã hội dân sự, đảm bảo sự phối hợp đầy đủ trong và giữa các ngành và hệ thống hiện có; cải thiện chất lượng cuộc sống của người sử dụng ma túy và giảm tác động có hại của ma túy trên các cá nhân và cộng đồng…
Trong khuôn khổ dự án, Tổ chức FHI 360 đã hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật với các cơ quan chức nhà nước cấp trung ương và địa phương để thực hiện các hoạt động làm lan rộng, thấm sâu những kiến thức, quan điểm mới về nghiện ma túy, hiệu quả của các phương pháp điều trị, các mô hình dịch vụ và ủng hộ. Đồng thời, tạo điều kiện cho việc thay đổi chính sách theo hướng cung cấp các dịch vụ dựa vào bằng chứng tại cộng đồng và xây dựng mô hình dịch vị toàn diện cho người sử dụng ma túy.
Cùng với các tổ chức quốc tế, Tổ chức FHI 360 đã tham gia vào quá trình vận động và góp ý cho việc xây dựng một số chất chính sách quan trọng, là tiền đề cho sự mở rộng các dịch vụ dựa vào bằng chứng tại cộng đồng ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, Tổ chức FHI 360 cùng Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) phát triển nghề công tác xã hội như hỗ trợ quá trình phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ công tác xã hội bền vững tại 10 tỉnh, thành theo đề án 32 của Chính phủ; hỗ trợ quá trình đưa chương trình đào tạo về quản lý trường hợp trong hệ thống đào tạo của các trường đại học ở Việt Nam.
Ban quản lý thực hiện dự án đã phối hợp với Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội Hải Phòng xây dựng chương trình quản lý trường hợp thí điểm tại Hải Phòng; phối hợp tổ chức nhiều hội thảo nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, vận động và xây dựng chính sách…
Ngoài ra, dự án đã phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội thực hiện các nghiên cứu nhằm mang lại những bằng chứng cụ thể và các thông tin khoa học mang tính khoa học, đáng tin cậy và thiết thực phục vụ cho công tác vận động và ra quyết định về chính sách liên quan đến ma túy và người sử dụng; nghiên cứu đánh giá tính kinh tế của mô hình cai nghiện bắt buộc tại trung tâm so với mô hình điều trị ma túy tự nguyện tại cộng đồng.
Dự án cũng phối hợp với các tổ chức quốc tế và Phi Chính phủ tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội dân sự thành lập nhóm tư vấn là người sử dụng ma túy và phát triển mạng lưới hỗ trợ của những người sử dụng ma túy tại Việt Nam để tham gia ý kiến vào quá trình thiết kế các chương trình can thiệp cho người sử dụng ma túy.
Tiến sĩ Nguyễn Bình Nguyên, đại diện nhóm nghiên cứu, đánh giá dự án (thuộc Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng UCLA Hoa Kỳ) nhận xét, dự án đã hoàn thành hầu hết các mục tiêu và mặt đo lường kết quả. Đa số các chỉ số đánh giá đều đạt yêu cầu đề ra, trong đó có nhiều chỉ số vượt mức dự kiến.
Dự án đã mang lại những kết quả rất tích cực trong cải thiện chính sách và các dịch vụ cho người sử dụng ma túy. Dự án kết thúc vào năm 2014, tuy nhiên theo Tiến sĩ Nguyễn Bình Nguyên dự án rất cần các cơ quan tài trợ khác tiếp tục đầu để mở rộng hơn nữa việc cung cấp các dịch vụ dựa vào bằng chứng cho người sử dụng ma túy tại cộng đồng Việt Nam.
Đối với các cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam nên tăng cường chính sách đầu tư tài chính và con người, mở rộng các dịch vụ dựa vào bằng chứng cho người sử dụng ma túy tại cộng đồng và mở rộng chương trình điều trị methadone theo mô hình xã hội hóa, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi các trung tâm cai nghiện tập trung và phát triển nghề.