Bộ Công an phát hiện, đấu tranh 53.452 vụ, 83.110 đối tượng phạm tội về ma túy, thu giữ1.267,44 kg heroin, 6.246,78 kg và 5.998.040 viên ma túy tổng hợp, 1.008,96 kg cần sa, 96,978 kg thuốc phiện; xử lý vi phạm hành chính 12.280 vụ, 26.261 đối tượng, triệt xoá 496 điểm, 54 tụ điểm phức tạp về ma tuý.
Lực lượng Bộ đội Biên phòng chủ trì, phối hợp bắt giữ 2.194 vụ/3.160 đối tượng, thu giữ 13.133,7 kg ma túy các loại, trong đó phối hợp với lực lượng chức năng bắt giữ, bàn giao: 749 vụ/1.327 đối tượng; thu 1.336,254 kg ma tuý các loại.
Lực lượng Cảnh sát biển chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan điều tra, bắt xử lý 506 vụ/706 đối tượng, thu giữ 1.784,95 kg ma tuý các loại, trong đó phối hợp với lực lượng chức năng bắt giữ, bàn giao: 321 vụ/496 đối tượng; thu giữ 1.758,14 kg ma tuý các loại.
Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng Hải quan chủ trì, phối hợp bắt giữ 566 vụ/573 đối tượng; thu giữ 277,77kg heroin; 1.370,99 kg + 224 viên ma tuý tổng hợp; 270,66kg cần sa; 337,67 kg cocain; 54,177 kg thuốc phiện; 1594,55 kg ketamin...
Công tác kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy
Công tác quản lý Nhà nước: Bộ Công an ban hành Quyết định số 1002/QĐ-BCA-C04 ngày 01/3/2023 về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Tổ Công tác liện ngành phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy cấp Trung ương; Kế hoạch số 900/KH-TCTLNTW-C04 ngày 13/3/2023 về việc phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; Kế hoạch số 901/KH-TCTLNTW-C04 ngày 13/3/2023 kiểm tra, giám sát tình hình kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; Quyết định số 2378/QĐ- TCTLNTW-C04 ngày 13/6/2023 thành lập đoàn kiểm tra giám sát kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023. Theo phạm vi, trách nhiệm được giao, Công an các địa phương đã phát huy vai trò là cơ quan thường trực của Tổ công tác liên ngành, chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định kiện toàn Tổ công tác liên ngành, ban hành Quy chế hoạt động.
Công tác kiểm soát các hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh: (1) Bộ Công an: cấp 08 Giấy phép quá cảnh tiền chất từ Trung Quốc, Ấn Độ qua lãnh thổ Việt Nam sang Lào, Campuchia và 11 Giấy phép nhập khẩu mẫu các chất ma tuý, test thử ma túy cho Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an và Cục Quân y, Bộ Quốc phòng vì mục đích quốc phòng, an ninh. (2) Bộ Công thương: cấp Giấy phép xuất nhập khẩu tiền chất cho 1.989 doanh nghiệp. (3) Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: cấp 14 Giấy phép nhập khẩu thuốc thú y cho 08 công ty; 21 Giấy phép xuất nhập khẩu, 01 Giấy phép xuất khẩu thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất cho 12 công ty. (4) Bộ Y tế: cấp 212 Giấy phép nhập khẩu (145 giấy phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện; 54 giấy phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc là dược chất hướng thần; 13 giấy phép nhập khẩu tiền chất) cho 38 doanh nghiệp. (5) Bộ Tài chính: năm 2022, cả nước có 23/35 Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tiền chất. Có khoảng gần 1.000 công ty có hoạt động nhập khẩu và hơn 100 doanh nghiệp xuất khẩu tiền chất thực hiện hơn 9.300 tờ khai nhập khẩu tiền chất, khoảng 2.700 tờ khai xuất khẩu tiền chất ứng với hơn 29.600 dòng hàng; năm 2023, có 20 Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tiền chất. Có khoảng 1.000 doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu trong lĩnh vực công nghiệp, y tế và thú y.
Công tác kiểm soát các hoạt động mua bán, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, phân phối và thống kê lập danh sách các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy: Hiện có khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất. Các cơ sở có hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy: (1) Có 4.530 cơ sở hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất, mua bán, vận chuyển hóa chất, tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp (hoạt động nhập khẩu 1.696 cơ sở; hoạt động sản xuất 97 cơ sở; hoạt động mua bán, vận chuyển 926 cơ sở; sử dụng hóa chất, tiền chất 1.595 cơ sở; hoạt động khác 216 cơ sở). (2) Có 12.471 công ty, cơ sở kinh doanh thuốc, nhà thuốc, cơ sở khám chữa bệnh có hoạt động hợp pháp liên quan đến gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc có chứa tiền chất (mua bán, phân phối 4.877 cơ sở; bán lẻ 1.636 cơ sở; khám chữa bệnh 3.711 cơ sở, hoạt động khác 2.247 cơ sở). (3) Có 2.005 cơ sở hoạt động xuất nhập khẩu, mua bán, vận chuyển, sử dụng thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất (hoạt động sản xuất 02 cơ sở; hoạt động mua bán, vận chuyển 367 cơ sở; sử dụng hóa chất, tiền chất 1.636 cơ sở).
Về xử lý vi phạm hành chính: Năm 2022, Cục Hóa chất (Bộ Công thương) tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với 26 công ty, phạt tiền hơn 700 triệu đồng. Tổ công tác liên ngành các địa phương xử lý 33 vụ vi phạm hành chính, đình chỉ 05 cơ sở y tế, phạt tiền hơn 150 triệu đồng. Năm 2023, Cục Hóa chất(Bộ Công thương) tiến hành xử lý vi phạm hành chính đối với 21 công ty, phạt tiền hơn 900 triệu đồng. Tổ công tác liên ngành các địa phương phát hiện 12 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 07 đối tượng, 04 công ty (01 vụ đang chờ xử lý) trong lĩnh vực kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.
Công tác cai nghiện ma tuý, quản lý người nghiện ma túy, người sử dụng trái phép chất ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy (tính từ 01/01/2022 đến 14/3/2024)
Theo Bộ Công an, toàn quốc có 39.269 người sử dụng trái phép chất ma tuý; 167.272 người nghiện ma túy và 16.441 người bị quản lý sau cai nghiện ma túy; rà soát, lập hồ sơ quản lý 798 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma tuý có biểu hiện loạn thần "ngáo đá" đồng thời lập hồ sơ và phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ quản lý theo hướng dẫn của Bộ Công an.
Lập 47.975 hồ sơ đề nghị đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc; công bố 7.447 cơ sở y tế đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy (tăng 2,3 lần so với năm 2021 và chiếm 61% số xã trên toàn quốc); đã xác định tình trạng nghiện cho 96.406 người (16.075 người có kết quả xác định tình trạng nghiện là không nghiện ma túy; 86.592 người có kết quả xác định tình trạng nghiện là nghiện ma túy, chiếm 89,8% trên tổng số người được xác định tình trạng nghiện).
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cả nước có 110 cơ sở cai nghiện ma tuý (97 cơ sở công lập, 13 cơ sở ngoài công lập). Tại 97 cơ sở công lập đã tiếp nhận 76.450 người cai nghiện bắt buộc (249 người dưới 18 tuổi); 17.463 người cai nghiện tự nguyện (311 người dưới 18 tuổi); đang cai nghiện bắt buộc cho 36.264 người, cai nghiện tự nguyện cho 3.552 người.
Tại 13 cơ sở ngoài công lập, có 5.073 người đến đăng ký cai nghiện tự nguyện (09 người dưới 18 tuổi); số người đã hoàn thành cai nghiện tự nguyện là 3.289 người; hiện đang cai nghiện tự nguyện cho 649 người.
Cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng: có 431 cơ sở tại 21 tỉnh thành phố đủ điều kiện cung cấp dịch vụ (tăng 388 cơ sở so với năm 2022); 7.844 người có quyết định cai nghiện tự nguyện (14 người dưới 18 tuổi); 4.325 người đã hoàn thành cai nghiện tự nguyện; 5.505 người đang cai nghiện tự nguyện.
Quản lý sau cai nghiện ngoài cộng đồng: 16.441 người đang được quản lý; 5.322 người được hỗ trợ văn hoá, đào tạo nghề, vay vốn, tạo việc làm.
Việc cập nhật phần mềm Quản lý đối tượng trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: 40.166 người sử dụng trái phép chất ma túy (chiếm 91,8% tổng số người sử dụng trái phép chất ma tuý); 84.523 người nghiện ma túy (chiếm 50,5% tổng số người nghiện ma túy); 15.774 người được quản lý sau cai (chiếm 95,9% tổng số người bị quản lý sau cai nghiện ma túy).
Theo Bộ Y tế, đã chỉ đạo, hướng dẫn triển khai điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho 48.847 người tại 343 cơ sở/63 tỉnh, thành phố; triển khai cấp phát thuốc Methadone nhiều ngày cho hơn 3.000 người tại 06 địa phương; 36.565 người đang được quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú (81 người dưới 18 tuổi).
Hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy
Bộ Công an tiếp tục triên khai có hiệu quả các Hiệp định, Bản Ghi nhớ, kế hoạch, chương trình hợp tác song phương và đa phương với các nước láng giềng (rút bảo lưu điều khoản về dẫn độ đối với 03 Công ước Liên hợp quốc về kiếm soát ma tuý; tổng kết 10 năm thực hiện Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em). Tăng cường đàm phán, ký kết các thỏa thuận quốc tế liên quan đến hợp tác phòng, chống ma túy (06 hiệp định về dẫn độ; 10 hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù; 05 hiệp định về hợp tác phòng, chống ma túy).Tham mưu Chính phủ thông qua Kế hoạch hành động của tiêu vùng sông Mê Kông về phòng, chống ma tuý giai đoạn 2022 - 2023; Tham mưu trình Chính phủ thông qua Tuyên bố Bắc Kinh: Ba thập kỷ hợp tác giải quyết vấn đề ma túy khu vực tiểu vùng sông Mê Công và Kế hoạch hành động tiểu vùng sông Mê Công về hợp tác phòng, chống ma túy Bản sửa đồi XII (2023 - 2025) tăng cường các hoạt động hợp tác giữa 06 nước tiểu vùng và UNODC về phòng, chống ma túy tới năm 2025. Đàm phán nâng cấp Bản ghi nhớ giữa Bộ Công an Việt Nam với Bộ Tư pháp và Nội vụ Mông Cổ. Ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác phòng, chống mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, chất hướng thần và tiền chất giữa Bộ Công an Việt Nam và Ủy ban quốc gia về kiểm soát ma túy Indonesia.
Triển khai Kế hoạch thực hiện Bản ghi nhớ hợp tác phòng, chống ma túy với Bộ Công an Lào (tổ chức Đoàn cấp Bộ thăm, làm việc với Bộ Công an Lào; cử 05 Tổ công tác sang Lào phối hợp điều tra chuyên án chung; hoàn thành xây dựng, bàn giao cho Bạn 244 trụ sở Công an các bản của Lào tiếp giáp với Việt Nam; tổ chức 02 Hội nghị sơ, tổng kết thực hiện Bản ghi nhớ; triển khai dự án hỗ trợ Bộ Công an Lào xây dụng Trung tâm cai nghiện ma túy; tô chức 04 khóa tập huân phòng, chông ma túy cho cán bộ Lào...). Triền khai Cao điểm tuyên truyền, tấn công, trấp áp tội phạm ma túy trên tuyến biên giới Campuchia; tổ chức 04 khóa tập huấn về phòng, chống ma túy cho cán bộ Campuchia. Tổ chức Hội nghị song phương về phòng, chống ma túy Việt Nam - Trung Quốc. Phối hợp Cơ quan thực thi pháp luật phòng, chống ma túy Hoa Kỳ tổ chức 04 khoá tập huấn cho các lực lượng chức năng của Việt Nam; tiếp nhận hê thống camera giám sát do DEA tài trợ cho Công an tỉnh Hòa Bình. Tổ chức Hội nghị, ký Thư thỏa thuận hợp tác về thực thi pháp luật và kiểm soát ma túy với Cảnh sát liên bang Úc. Triển khai chương trình UNODC tài trợ nhằm cập nhật kỹ năng giám định các chất ma túy mới cho lực lượng Kỹ thuật hình sự Công an 63 địa phương.
Bộ Quốc phòng duy trì, mở rộng hợp tác đấu tranh chống tội phạm ma túy với lực lượng chức năng các nước láng giềng; tăng cường trao đổi thông tin, tình hình hoạt động của tội phạm ma túy trên địa bàn hai bên biên giới đất liền và trên biển,
đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, tập huấn, tham dự hội thảo, huần luyện nâng cao năng lực cho lực lượng phòng, chống tội phạm ma túy.
Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan thực hiện có hiệu quả các dự án của Ủy ban Kiểm soát ma túy quốc tế; trao đổi thông tin với Văn phòng tình báo Hải quan khu vực châu Á - Thái Bình Dương; triên khai Chiến dịch Con rồng Mê-kông giai đoạn 5 (có 25 cơ quan Hải quan, cơ quan thực thi pháp luật và tổ chức quốc tế tham gia).
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với tổ chức Colombo Plan triển khai thí điểm mô hình hỗ trợ, tư vấn pháp lý và xã hội, chuyển gửi đối với người tham gia cai nghiện ma tuý tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; phối hợp với
Cơ quan phòng, chống tội phạm và ma túy của Liên hợp quốc (UNODC), Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ... sơ kết mô hình thí điểm hỗ trợ, tư vân pháp lý và xã hội, chuyển gửi đối với người tham gia cai nghiện ma túy tại TP. Hà Nội.
Bộ Y tế cử cán bộ tham gia giảng dạy các lớp tập huấn về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai cho lực lượng chức năng Lào, Campuchia; tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế để tiếp nhận hỗ trợ về kinh phí, thuốc, kỹ thuật trong công tác phòng, chống ma túy; tổ chức các Hội thảo với sự tham gia của các tố chức quốc tế, các chuyên gia từ Hoa Kỳ, Australia về công tác can thiệp cho người sử dụng ma túy tổng hợp và tình hình sử dụng các loại ma túy mới.
Các địa phương, nhất là các tỉnh biên giới: Lực lượng Công an, Biên phòng tăng cường phối hợp lực lượng chức năng Lào, Campuchia, Trung Quốc duy trì giao ban, trao đổi đoàn các cấp; trao đổi thông tin, phối hợp điều tra, xác lập chuyên án, kết hợp tuần tra, tấn công trấn áp tội phạm ma túy trên tuyến biên giới; phối hợp khám phá, bóc gỡ nhiều đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy xuyên quốc gia; tổ chức và duy trì hiệu quả hoạt động của các Văn phòng liên lạc qua biên giớ; tiếp nhận và xử lý hàng trăm thông tin liên quan đến tội phạm ma túy do Cảnh sát và Cơ quan thực thi pháp luật các nước cung cấp. Qua đó, đã triệt phá nhiều đường dây mua bán, vận chuyển ma túy lớn xuyên quốc gia./.
Đàm Thị Minh Thu
Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội