Lào Cai đẩy mạnh công tác phòng, chống mại dâm Ngày đăng: 23/08/2016
Ngày 12⁄8⁄2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành kế hoạch số 219⁄KH- UBND về phòng, chống tệ nạn mại dâm trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020. Theo đó, các mục tiêu cụ thể là: đảm bảo đến năm 2020, 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh được tuyên truyền về tệ nạn mại dâm, tác hại và ảnh hưởng của tệ nạn mại dâm đến đời sống xã hội; 90% người dân trong độ tuổi trưởng thành hiểu tình dục lành mạnh an toàn và có hành vi tình dục lành mạnh an toàn.

Đến năm 2020, 100% các huyện thành phố xây dựng kế hoạch lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế- xã hội với nhiệm vụ phòng, chống mại dâm tại địa phương như: chương trình xóa đói giảm nghèo, dạy nghề cho lao động nông thôn; chương trình việc làm, phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chống tội phạm mua bán người.

Đến năm 2017, đạt 50% và năm 2020 đạt 100% chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm được nâng cao nhận thức về tác hại của tệ nạn mại dâm và HIV/AIDS và ký cam kết không vi phạm tệ nạn mại dâm tại cơ sở mình quản lý. 100 % số vụ việc, đường dây hoạt động mại dâm phát hiện được xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Đến năm 2017 xây dựng được 01 mô hình can thiệp giảm hại cho người bán dâm, đến năm 2018 xây dựng được 1 mô hình hỗ trợ nhằm đảm bảo quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm.

Đến năm 2020, giảm 50% xã, phường, thị trấn trọng điểm về tệ nạn mại dâm; duy trì số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn lành mạnh không có tệ nạn mại dâm hiện có, phấn đấu 90% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn lành mạnh không có tệ nạn mại dâm.

Để thực hiện các mục tiêu trên, Kế hoạch đưa ra những  nội dung hoạt động chủ yếu:

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức trong cộng đồng, đa dạng hóa các hình thức, tuyên truyền: tổ chức truyền thông trực tiếp tại cộng đồng dân cư (tập trung tại những đại bàn trọng điểm về tệ nạn mại dâm), các diễn đàn truyền thông, các chương trình giao lưu văn hóa văn nghệ, hội thi về chủ đề phòng, chống tệ nạn mại dâm dưới hình thức, biện pháp khác nhau, phù hợp với từng đối tượng truyền thông và phong tục tập quán của địa phương, nhất là trong học sinh, sinh viên các trường trung học, chuyên nghiệp, cao đẳng, các khu trung tâm kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch có nguy cơ cao về tệ nạn mại dâm, các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện đặc biệt là nhóm lao động di cư, tìm việc làm tại nơi khác nhằm đảm bảo bảo an toàn, phù hợp với khả năng, điều kiện của họ, tạo mối quan tâm và thúc đẩy sự thay đổi nhậ thức của toàn xã hội về công tác phòng chống mại dâm nói riêng và công tác phòng, chống tệ nạn xã hội nói chung. Kết hợp tuyên truyền phòng chống mại dâm với tuyên truyền phòng, chống mua bán người vì mục đích mại dâm, phòng chống ma túy và phòng chống lây nhiễm HIV, nội dung tuyên truyền ngắn ngọn, dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền. Tổ chức các lớp nâng cao nâng cao năng lực cho các cộng tác viên, tuyên truyền viên cơ sở về công tác tuyên truyền, hướng dẫn cộng đồng can thiệp giảm hại, phòng ngừa tác hại của tệ nạn mại dâm đối với cộng đồng.

Lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế-xã hội trong công tác phòng chống mại dâm. Xây dựng các chương trình, dự án kinh tế hướng tới tạo việc làm, hỗ trợ vay vốn sản xuất, kinh doanh cho nhóm đối tượng là phụ nữ, trẻ em có trình độ học vấn thấp, không có việc làm nhằm phòng ngừa các nguy cơ tham gia tệ nạn mại dâm. Rà soát những đối tượng dễ tham gia hoạt động mại dâm, tư vấn và hỗ trợ các đối tượng trên, tiếp cận với các chương trình an sinh xã hội và các chương trình phát triển kinh tế- xã hội để hạn chế phát sinh, phát triển tệ nạn mại dâm. Thực hiện lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế- xã hội với công tác phòng, chống mại dâm. Phối hợp có hiệu quả chương trình phòng, chống mại dâm với các chương trình phòng, chống ma túy, phòng, chống lây nhiễm HIV, phòng, chống tội phạm mua bán người vì mục đích mại dâm với các chương trình an sinh xã hội.

Xây dựng thử nghiệm mô hình hỗ trợ nhằm đảm bảo quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm: khảo sát, đánh giá tình hình thực tế, người lao động làm việc tại cơ sở kinh doanh dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, thành lập các câu lạc bộ của chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ đó, tổ chức các hoạt động can thiệp giảm hại cho người lao động làm việc tại các cơ sở trên như truyền thông thay đổi hành vi, truyền thông vận động cộng đồng, cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV và tư vấn lồng ghép tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ xã hội, cá nhân tham gia hoạt động can thiệp trên địa bàn.

Nâng cao năng lực của đội công tác xã hộ tình nguyện cấp xã trong việc tuyên truyền, vận động, tư vấn, hỗ trợ người bán dâm, giảm phân biệt người bán dâm trong cộng đồng. Triển khai vay vốn kinh tế cho người bán dâm hoàn lương: UBND các xã phường thị trấn, rà soát, thống kê người bán dâm đã hoàn lương về sinh sống tại cộng đồng, phối phợp với ngân hành chính sách xã hội giúp họ được tiếp cận nguồn vốn vay theo Quyết định số 29/2014/QĐ- TTg ngày 26/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ để phát triển kinh tế gia đình tạo cơ hội thay đổi cuộc sống, tự tin tái hòa nhập cộng đồng bền vững.

Đẩy mạnh công tác truy quét các tụ điểm, ổ nhóm, đường dây, tổ chức môi giới mại dâm. Truy tố, xét xử nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về hành vi mua bán mại dâm và mại dâm người chưa thành niên. Tổ chức xét xử công khai, lưu động các vụ án có tính chất hình sự để giáo dục, răn đe cho toàn cộng đồng. Bên cạnh đó có các hình thức khen thưởng kịp thời những cá nhân, tổ chức thực hiện tốt công các đấu tranh phòng chống mại dâm và các biện pháp bảo vệ an toàn cho người tố giác, tố cáo tội phạm về mại dâm./.

                                                                                                              TM