Nạn buôn người vẫn phức tạp bất chấp dịch COVID-19 Ngày đăng: 12/07/2020
Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) làm suy giảm kinh tế toàn cầu trầm trọng và tác động đáng kể đến mong muốn cũng như khả năng di cư của người dân, nhưng lại là sự khích lệ và cơ hội cho tội phạm kiếm lợi từ việc di cư bất hợp pháp cũng dự kiến tăng lên. Nói cách khác, đại dịch COVID-19 đã không làm giảm quyết tâm của các nhóm tội phạm có tổ chức nhằm săn lùng những người dễ bị tổn thương và kiếm lợi nhuận từ những tội ác từ sự trả giá chính bằng sinh mạng của các nạn nhân và cuộc sống của họ.

 

 

Mua bán người vì mục đích ghép tạng

Nạn mua bán người còn có nguyên nhân từ nhu cầu ghép tạng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng 10.000 quả thận được giao dịch trên thị trường chợ đen trên toàn thế giới hàng năm, hoặc hơn. Tuy nhiên, dù sao đây cũng chỉ là dự đoán bởi trong thực tế thì nhu cầu ghép tạng rất lớn vì phải mất công chờ đợi. 

Tại Canada, người ta ước tính rằng thời gian chờ đợi trung bình cho một quả thận là 4 năm với một số thời gian chờ đợi là 7 năm. Ở Mỹ, thời gian chờ đợi trung bình cho một quả thận là 3,6 năm theo Tổ chức Thận Quốc gia. 

Ở Anh, thời gian chờ trung bình từ 2 đến 3 năm nhưng có thể lâu hơn.  Những số liệu này cho thấy, để đáp ứng kịp thời nhu cầu ghép tạng và nhằm đạt lợi nhuận khổng lồ thì bọn mua bán người đã săn tìm những người nghèo khó, nhưng kẻ ít có điều kiện sống tốt để mua  tạng.

Những kẻ mua bán người dàn xếp việc mua bán nội tạng và nhiều người nghèo khó thông qua việc đóng giả làm đại diện của một người có uy tín hoặc của một tổ chức phù hợp với vị thế để lừa người bán tạng. Ngoài ra, chúng cũng có thể tham gia vào các hình thức mua bán người khác, chẳng hạn như buôn bán tình dục hoặc lao động bất hợp pháp. 

Các trường hợp đang nổi lên khi một người hiến tạng có thể là nạn nhân của mua bán tình dục hoặc mua bán lao động cũng như nạn nhân của mua bán nội tạng, tạo ra một phương trình khai thác đa cấp. Khi COVID-19 tăng mạnh thì những kẻ này chọn con đường chui để hoạt động.

Những chuyên án triệt phá hoạt động mua bán người

Theo INTERPOL, trong đầu quý I/2020, Cảnh sát Nigeria đã giải cứu 232 nạn nhân của nạn mua bán người, trong đó có 46 người dưới 18 tuổi, trong một hoạt động được hỗ trợ nhắm vào các nhóm tội phạm có tổ chức ở Tây Phi.

Đây là kết quả của Chiến dịch Sarraounia (Nữ hoàng) do Cảnh sát Quốc gia Nigeria tiến hành. Chiến dịch Sarraounia được thực hiện nhờ sự hỗ trợ của Quỹ Nhân phẩm, Quỹ INTERPOL vì một thế giới an toàn hơn và Bộ Ngoại giao Na Uy. Cảnh sát quốc gia Nigeria đã huy động hơn 100 sĩ quan từ đến nhiều điểm nóng khác nhau ở Niamey. Ở đó, họ tìm thấy 115 người đàn ông có visa du lịch đã bị những kẻ mua bán người tịch thu. Các nạn nhân tiết lộ rằng, sau chuyến đi xe buýt từ Ghana, bọn mua bán đã dẫn họ đến khu tập thể và từ chối cho họ ra ngoài. Hai ngày sau, thêm 65 người đàn ông đến. 

Tất cả những người đàn ông đã được tuyển dụng trực tuyến từ Ghana và hứa sẽ có "công việc tốt”. Tuy nhiên, phí đi lại của họ và tất cả các chi phí liên quan đến tuyển dụng của họ, bao gồm cả hoa hồng, sẽ được khấu trừ vào tiền lương trong tương lai.

Kết quả, lực lượng chức năng đã bắt giữ 18 cá nhân về tội mua bán người và tội ác chống lại trẻ em. Đáng chú ý, trong số 46 thanh niên được giải cứu, 37 cô gái trong độ tuổi từ 10 đến 17 đã bị buộc phải khai thác tình dục khi ra khỏi nhà trọ hoặc các trại tạm thời ở ngoại ô Niamey. Các nạn nhân trẻ tuổi đã được bảo vệ an toàn và được chăm sóc y tế ngay lập tức, tiết lộ một số tình trạng thể chất nghiêm trọng, bao gồm nhiễm trùng papillomavirus ở người phát triển.

Một ví dụ khác là vào cuối tháng 3-2020, 64 xác người đàn ông được tìm thấy, nguyên nhân cái chết có khả năng do bị ngạt ở bên trong một container xe tải, khi đi từ Malawi đến Mozambique. Có 14 người di cư sống sót, những người cũng đang đi trong container bị cơ quan chức năng phát hiện và được giải cứu, điều trị tại một bệnh viện địa phương.

Chiến dịch Sarraounia giải cứu 46 trẻ vị thành niên

Các con đường đều nguy hiểm

Việc nhà chức trách các nước đóng cửa biên giới trên bộ khiến tình trạng mua bán người bằng đường hàng không, đáng chú ý là buôn lậu liên lục địa có thời điểm đã dừng hoàn toàn. Số lượng phát hiện người di cư vượt biên trái phép được hỗ trợ của bọn dắt mối vào châu Âu đã giảm 85% từ tháng 3 – 4/2020.

Các chuyên gia Liên hợp quốc phân tích, những hạn chế trong lĩnh vực hàng hải có tác động ngắn hạn đối với các tuyến đường biển, chẳng hạn như những tuyến đường xuyên Địa Trung Hải từ Bắc Phi đến châu Âu. 

Thực tế là, bất chấp những suy giảm từ COVID-19, tình trạng mua bán người bằng đường biển vẫn tiếp tục tăng, cho dù nhiều nguy hiểm luôn rình rập ở phía trước. Các tuyến di cư trên đất liền như các tuyến nối Trung Mỹ, Bắc Mỹ và châu Phi đến Nam Phi, vẫn hoạt động.

Ở Trung Mỹ, một số quốc gia đã chứng kiến sự sụt giảm kinh tế nghiêm trọng nhưng lại phát hiện tình trạng mua bán người cao bất thường. Trung bình mỗi ngày có khoảng 150 người bị mắc lại tại Guatemala, nơi các nhóm tội phạm có tổ chức liên quan đến buôn lậu vẫn đáp ứng nhu cầu của người di cư để di chuyển lên phía bắc.

Hiện nay, hầu hết các nước châu Phi đã thực hiện một số hạn chế đi lại ở biên giới của họ để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, tuy nhiên, những điều này không đủ để can ngăn những kẻ mua bán người ở một số khu vực nhất định. 

Tuyến đường bộ từ Sừng châu Phi đến Nam Phi tiếp tục có dấu hiệu hoạt động mạnh, trong đó, chủ yếu là việc trốn tránh kiểm soát biên giới. Những người di cư sang châu Âu vẫn đến các trung tâm buôn lậu ở khu vực Sahel cho dù tình hình Libya ngày càng xấu do xung đột.

Với việc tìm các điểm đến ở châu Âu ngày càng khó khăn, nhóm tội phạm mua bán người sẽ tìm kiếm các phương tiện nhập cảnh mới và tính giá cao cho các loại hình dịch vụ vận chuyển như thay thế các tuyến hàng hải mới cho dù có khả năng xảy ra nguy hiểm.

Trong khu vực Đông Nam Á, các vụ mua bán người di cư liên quan đến người tị nạn Rohingya từ Bangladesh đến Malaysia bằng đường biển đã tăng gấp ba lần từ tháng 3 đến tháng 4-2020. 

Sự gia tăng đột ngột có thể là do lo ngại về sự lây nhiễm của COVID-19 trong các trại tị nạn được thúc đẩy bởi những kẻ buôn lậu người. Xin dẫn ra một ví dụ cụ thể: Từ ngày 24/2 đến ngày 20/3, giữa lúc dịch COVID-19 bùng phát toàn cầu thì INTERPOL mở Chiến dịch Maharlika III, phối hợp với cảnh sát các nước Brunei, Indonesia, Malaysia và Philippines tiến hành triệt phá hoạt động mua bán người và khủng bố. 

Họ đã bắt giữ hơn 180 cá nhân, trong đó có một thành viên bị nghi ngờ là Tập đoàn khủng bố Abu Sayyaf. Trong 82 nạn nhân của vụ buôn người này chủ yếu là phụ nữ trẻ từ 20 đến 30 tuổi, được chính quyền Philippines giải cứu. Ngoài ra, chính quyền Indonesia đã xác định và giải cứu thêm 35 người lớn và 17 trẻ em (12 nam và 5 nữ), trong độ tuổi từ 10 đến 15, đến từ Malaysia.

Các chuyên gia của Liên hợp quốc về mua bán người dự đoán rằng sẽ có một làn sóng di cư bất thường mới từ châu Á và Trung Đông có thể sẽ tấn công châu Âu sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế sau đại dịch bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.

Tại châu Âu, sau khi hạn chế du lịch được thi hành ở nhiều nước để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Tuy nhiên, lực lượng chức năng của các nước EU lại phát hiện ra những kẻ mua bán người sử dụng những chiếc thuyền nhỏ hơn để vượt biên giới nước và những người di cư bất hợp pháp được hậu thuẫn bị che giấu một cách nguy hiểm trong các khoang của xe tải, xe chở hàng và tàu chở hàng để vượt biên.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, tình hình mua bán người ở các nước trên thế giới vẫn không giảm do dịch COVID-19, cho dù là hoạt động mua bán người dưới mục đích sử dụng lao động phổ thông, tìm kiếm thu nhập để trả nợ hay bất cứ mục đích nào khác thì cũng đều cần có các biện pháp chặn đứng. Tuy nhiên, phải ngăn chặn ngay những hành vi mua bán người vì bất kỳ mục đích gì, kể cả hiện tượng mua bán nội tạng, trong đó, trẻ em dưới 18 tuổi là những đối tượng dễ bị tổn thương nghiêm trọng./.

NC (Theo CSTC)