Trong phạm vi trao đổi này, xin đề cập đến một số bất cập, khoảng trống pháp lý trong quy định pháp luật về phòng chống mại dâm ảnh hướng tới kết quả công tác phòng ngừa, ngăn chặn người Việt Nam ra nước ngoài hoạt động mại dâm, nhằm góp phần đề xuất hoàn thiện sửa đổi pháp luật đáp ứng yêu cầu, phù hợp với thực tiễn.
Công dân Việt Nam ra nước ngoài hoạt động mại dâm - có vi phạm pháp luật Việt Nam hay không ?
Để làm rõ nội dung trả lời cho câu hỏi này, cần xem xét dưới một số góc độ cụ thể như sau:
(1) Dưới góc độ quy định về hiệu lực văn bản theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hiệu lực về không gian của văn bản pháp luật là giá trị tác động của văn bản trong phạm vi lãnh thổ, vùng hay khu vực nhất định.
Hiệu lực về không gian có thể được xác định theo các quy định trong chính văn bản quy phạm pháp luật nếu trong văn bản có điều khoản ghi rõ không gian của nó.
Còn nếu trong văn bản không ghi rõ thì cần phải dựa vào thẩm quyền ban hành văn bản, dựa vào nội dung văn bản hoặc xác định dựa vào quy định của văn bản khác.
Nhìn chung, với những văn bản do các cơ quan Trung ương ban hành, nếu không xác định rõ giới hạn hiệu lực về không gian thì mặc nhiên chúng có hiệu lực trên toàn lãnh thổ quốc gia và được áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Với quy định về hiệu lực không gian của văn bản pháp luật như trên, công dân Việt Nam ra nước ngoài đương nhiên không phải chấp hành pháp luật của Việt Nam nữa. Trường hợp công dân ra nước ngoài hoạt động mại dâm hay bất kỳ hoạt động vào khác đều không còn thuộc phạm vi điều chỉnh trực tiếp của pháp luật Việt Nam mà chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sở tại.
Câu trả lời cho câu hỏi này tìm trong đối tượng áp dụng của Pháp lệnh phòng chống mại dâm 2003 gồm có: 1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam; 2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
(2) Dưới góc độ quy định pháp luật về xuất nhập cảnh, có một số lưu ý như sau:
Thứ nhất, hành vi bị nghiêm cấm là lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
Với góc độ này, câu hỏi khác đặt ra là hoạt động mại dâm có phải là hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân hay không? Và do đó bị nghiêm cấm theo Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam hay không?
Câu trả lời cho câu hỏi này đến từ đối tượng áp dụng của Pháp lệnh phòng chống mại dâm 2003 gồm có: 1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam; 2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Các hành vi mại dâm có nhiều tác hại nhưng hoạt động mại dâm không phải là hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
Thứ hai, công dân Việt Nam có nghĩa vụ “Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và pháp luật của nước đến khi ra nước ngoài”
Dưới góc độ này, câu hỏi khác cần giải đáp là nếu nước mà công dân Việt Nam đến khi ra nước ngoài, quy định hoạt động mại dâm là hợp pháp, là được phép thì công dân Việt Nam có được tham gia hoạt động mại dâm hay không ? Câu trả lời đương nhiên là có quyền tham gia.
Thứ ba, nếu công dân Việt Nam ra nước ngoài có quyền tham gia hoạt động mại dâm tại nước đến, Nhà nước Việt Nam có cần phòng, chống hay ngăn chặn người Việt Nam ra nước ngoài hoạt động mại dâm hay không? Câu trả lời rõ ràng là không cần.
Vậy khoảng trống pháp lý nào dẫn tới công tác phòng ngừa, ngăn chặn người Việt Nam ra nước ngoài hoạt động mại dâm còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn vướng mắc- như nhận định trong báo cáo của Ủy ban Xã hội của Quốc hội?
THÀNH ĐỨC (còn tiếp)