Kết quả thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn xã hội tại tỉnh Thừa Thiên Huế Ngày đăng: 23/12/2024
Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, ban hành các chính sách, tạo cơ chế, cân đối nguồn lực và các điều kiện thuận lợi đối với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn ma tuý, mại dâm nói chung, công tác PCMD, CNMT và quản lý sau CNMT nói riêng.

 

 

 

 

 

 

* Đối với công tác phòng, chống mại dâm

 Công tác chỉ đạo, điều hành: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch số 35/KH-UBND ngày 25/01/2024 về phòng, chống mại dâm năm 2024. Các Sở, ban, ngành, Ủy ban MTTQ, các đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố; các xã, phường, thị trấn đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp triển khai thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được giao. Đội kiểm tra liên ngành PCMD 178 của tỉnh đã xây dựng Kế hoạch 462/KHSLĐTBXH ngày 20/02/2024 về kiểm tra việc chấp hành pháp luật phòng chống mại dâm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024. Sở LĐTBXH đã ban hành Kế hoạch số 881/KH-SLĐTBXH ngày 29/03/2024 về thực hiện các hoạt động thuộc lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội năm 2024.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục: Sở LĐTBXH đã tổ chức 16 lớp tuyên truyền tập huấn công tác phòng chống tệ nạn xã hội đặc biệt tập trung vào các địa bàn trọng điểm, phức tạp về tệ nạn xã hội cho hơn 2.500 lượt người là cán bộ cốt cán của chính quyền và các hội đoàn thể xã, phường, thị trấn, sinh viên, học sinh các trường cao đẳng nghề, trường trung học phổ thông của các huyện, thị xã và thành phố Huế; cung cấp cho các địa phương hơn 20.300 các loại tờ rơi về phòng chống tệ nạn xã hội.

Công tác phòng ngừa tệ nạn mại dâm: UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế đã xây dựng kế hoạch lồng ghép và triển khai tổ chức, thực hiện nhiệm vụ PCMD với các chương trình kinh tế - xã hội tại địa phương như chương trình giảm nghèo, dạy nghề cho lao động nông thôn, chương trình việc làm, phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chống tội phạm, ma túy, mua bán người...Phối hợp với các cơ quan báo chí, tuyên truyền, vận động người dân tham gia phát hiện, tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội, thông báo kịp thời các phương thức, thủ đoạn, nhất là những thủ đoạn lừa đảo đưa phụ nữ ra nước ngoài bán dâm, dụ dỗ lôi kéo trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn tham gia hoạt động mại dâm, sử dụng công nghệ cao, không gian mạng để hoạt mại dâm, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy…

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật: Đội kiểm tra liên ngành PCMD 178 cấp tỉnh đã kiểm tra 20 lượt cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội; các quận, huyện…đã tiến hành kiểm tra khoảng 110 lượt cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội, qua đó nhắc nhở, chấn chỉnh, tuyên truyền thực hiện đúng theo quy định của pháp luật nhằm tạo môi trường xã hội ổn định, lành mạnh góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; Thanh tra Sở Du lịch phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai nhiều cuộc kiểm tra về môi trường du lịch, việc chấp hành pháp luật du lịch trên địa bàn tỉnh, qua kiểm tra việc chấp hành pháp luật về du lịch đối với 36 cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố, chưa phát hiện dấu hiệu vi phạm về tệ nạn mại dâm; Công an tỉnh phát hiện xử lý 01 vụ liên quan đến mại dâm với 02 đối tượng vi phạm, trong đó: 02 đối tượng xử phạt hành chính với số tiền 1.900.000 đồng.

Xây dựng triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại, phòng ngừa lây nhiễm các bệnh xã hội và HIV/AIDS, phòng ngừa, giảm tình trạng bạo lực trên cơ sở giới trong phòng chống mại dâm: Sở LĐTBXH đã lồng ghép công tác này qua những cuộc tuyên truyền, tập huấn công tác PCMD, truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới  tại các huyện, thị xã và thành phố Huế; Các Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên các huyện, thị xã, thành phố Huế.

Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, cộng tác viên...thực hiện nhiệm vụ phòng chống mại dâm ở cơ sở: Phối hợp với Công an tỉnh, Khoa Xã hội học & Công tác Xã hội - Trường Đại học Khoa học Huế và các Phòng LĐTBXH các huyện, thị xã, thành phố tổ chức 7 lớp tuyên truyền tập huấn công tác phòng chống mại dâm cho hơn 1.000 lượt người là cán bộ cốt cán của chính quyền và các hội đoàn thể xã, phường, thị trấn, sinh viên, học sinh các trường cao đẳng nghề, trường trung học phổ thông của các huyện, thị xã và thành phố Huế.

* Đối với công tác cai nghiện ma túy

Công tác chỉ đạo, điều hành: UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Số 38/KH-UBND ngày 26/1/2024 về phòng, chống, cai nghiện phục hồi đối với người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024; Công văn số 3114/UBND-XH ngày 01/4/2024 về việc tăng cường công tác chỉ đạo, đảm bảo an ninh, an toàn tại Trung tâm BTXH. Đồng thời, phối hợp với các sở, ban ngành, đoàn thể và các địa phương triển khai thực hiện các văn bản về nhiệm vụ cai nghiện và quản lý sau cai nghiện trên địa bàn; Công văn hướng dẫn các xã, phường, thị trấn trọng điểm tăng cường công tác quản lý địa bàn, phòng, chống tệ nạn xã hội trước, trong và sau Tết Nguyên Đán 2024; ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động phòng, chống ma tuý.

Công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy:  (i) Công tác cai nghiện tại Cơ sở cai nghiện ma túy (Trung tâm BTXH) tiếp nhận 40 học viên cai nghiện ma túy bắt buộc. Số học viên tái hòa nhập cộng đồng 31 học viên; Số học viên cai nghiện ma túy tại Trung tâm hiện có 59 học viên cai nghiện bắt buộc. (ii) Công tác cai nghiện tại gia đình, cộng đồng: Đến nay, các địa phương đã phối hợp với gia đình người nghiện, cơ quan y tế vận động, thuyết phục, xác định tình trạng nghiện và lập hồ sơ cai nghiện tự nguyện cho 95 người nghiện ma túy cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng. (iii) Công tác quản lý sau cai nghiện: được các địa phương tổ chức thực hiện theo qui định, trong đó UBND xã đã ra quyết định quản lý sau cai 128 trường hợp.

 Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự của các đơn vị cung cấp dịch vụ cai nghiện ma tuý tự nguyện tại gia đình, cộng đồng; cơ sở cai nghiện ma tuý công lập: (i) Cơ sở cai nghiện ma túy (Trung tâm BTXH): Hiện nay diện tích đất khu vực cai nghiện của Trung tâm còn hạn chế, điều kiện vật chất, trang thiết bị, phương tiện và nhân lực tại Trung tâm còn thiếu nhiều so sánh đối chiếu với các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Nghị định số 116/2021/NĐ-CP. Không có các khu chuyên biệt, đội ngũ bảo vệ còn mỏng…do vậy không đáp ứng tiếp nhận đối tượng vào cai nghiện bắt buộc theo yêu cầu hiện nay; khả năng tiếp nhận của Trung tâm BTXH tối đa không quá 50 học viên. Vì vậy, việc xảy ra tình trạng một số trường hợp đã có quyết định của Tòa án nhưng vẫn chưa đưa vào Trung tâm được. Viên chức, người lao động trực tiếp làm công tác CNMT tại Trung tâm gồm có 06 người: 01 Phó Giám đốc phụ trách, 01 viên chức và 03 người lao động, 01 y sĩ chỉ đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quản lý nuôi dưỡng, phối hợp điều trị, phục hồi chức năng cho người khuyết tật thần kinh tâm thần. Trung tâm hiện không có bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo việc điều trị cắt cơn nghiện và xây dựng phác đồ điều trị nghiện cho người nghiện. (ii) Các đơn vị cung cấp dịch vụ CNMT tự nguyện tại gia đình, cộng đồng: việc triển khai CNMT tự nguyện tại gia đình, cộng đồng tại địa phương chưa hiệu quả. Nguyên nhân là các đối tượng không có mặt thường xuyên tại địa phương và UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế chưa chỉ định các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền thực hiện việc cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng (mới có UBND huyện Phú Lộc đã ban hành Quyết định giao nhiệm vụ cho Trung tâm y tế huyện thực hiện việc cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình cộng đồng). Số cán bộ công chức chuyên trách làm công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ở cấp xã và cấp huyện không có, hầu hết đều là cán bộ công chức kiêm nhiệm. (iii) Các cơ sở điều trị, cấp thuốc methadone: đang điều trị cho 248 bệnh nhân. Hiện đã có 8/9 cơ sở y tế cấp phát thuốc methadone, bệnh nhân tham gia điều trị có thể nhận thuốc methadone uống hàng ngày tại các cơ sở y tế trên địa bàn cấp huyện.

* Đánh giá chung

Ưu điểm:

 - Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, ban hành các chính sách, tạo cơ chế, cân đối nguồn lực và các điều kiện thuận lợi đối với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn ma tuý, mại dâm nói chung, công tác PCMD, CNMT và quản lý sau CNMT nói riêng.

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma tuý và quản lý sau cai nghiện tương đối đầy đủ và được các địa phương triển khai kịp thời; Các sở, ngành, đoàn thể và chính quyền các địa phương phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ thực hiện tốt và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Đội kiểm tra liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm 178 tỉnh hoạt động thường xuyên, góp phần kiểm soát được tình hình tệ nạn mại dâm, kiềm chế phát sinh, không để xảy ra tụ điểm tệ nạn mại dâm gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Đã chỉ đạo các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện lồng ghép hoạt động phòng ngừa mại dâm và các chính sách có liên quan phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở.

- Cơ sở cai nghiện trên địa bàn từng bước đã được đầu tư; thực hiện nghiêm túc các quy trình cai nghiện theo đúng quy định, đảm bảo tuyệt đối an toàn trong quản lý và tổ chức điều trị, cai nghiện.

Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:            

- Hiện nay, trên địa bàn tỉnh không có tụ điểm nóng về tệ nạn mại dâm, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn các hoạt động mại dâm dưới nhiều hình thức tinh vi như tiếp viên tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện (nhà nghỉ, karaoke, masage…). Việc quản lý và nắm bắt số lượng người bán dâm rất khó khăn; việc thực hiện chính sách vay vốn cho người bán dâm hòa nhập cộng đồng ở địa phương còn nhiều vướng mắc trong thủ tục hành chính.

- Một số cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm chưa đúng mức đến công tác PCMD trên địa bàn; công tác kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ ở một số địa phương chưa triển khai kịp thời theo kế hoạch đề ra. Sự tham gia hợp tác của gia đình và người thân, bản thân của người bán dâm với chính quyền địa phương còn nhiều hạn chế; việc kỳ thị của xã hội, mặc cảm của người bán dâm còn quá lớn.

- Công tác cai nghiện tại gia đình và cộng đồng: hầu hết tâm lý người nghiện, gia đình người nghiện thường không tự nguyện khai báo, đăng ký cai nghiện. Việc theo dõi cảm hóa, hỗ trợ, giúp đỡ họ gặp nhiều khó khăn, do họ thường xuyên lẩn trốn, không hợp tác với cơ quan chức năng; các địa phương chưa được trang bị, cấp phát đầy đủ cơ sở vật chất, dụng cụ, thuốc men y tế và chưa giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình cộng đồng cho đơn vị sự nghiệp công lập.

- Diện tích đất khu vực cai nghiện của Trung tâm còn hạn chế, cơ sở vật chất chưa đảm bảo, không có các khu chuyên biệt, nhân sự…do vậy không đáp ứng được kịp thời tiếp nhận đối tượng cai nghiện bắt buộc theo yêu cầu.

- Công tác cai nghiện tự nguyện tại gia đình và cộng đồng chưa hiệu quả. Số người sau cai nghiện khi chấp hành xong thời hạn thường không đến trình báo mà bỏ đi nơi khác để sinh sống, làm ăn nên khó khăn trong việc lập hồ sơ quản lý. Việc tạo việc làm cho người sau cai còn nhiều khó khăn, do người nghiện còn tâm lý tự ty, mặc cảm, ngại đăng ký học nghề; công tác phối hợp quản lý giáo dục, hỗ trợ đối tượng sau cai giữa gia đình, cộng đồng dân cư chưa hiệu quả.

- Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh chưa đi vào thực tiễn; 9/9 huyện, thị xã, thành phố và các xã phường chưa xây dựng kế hoạch kinh phí để hỗ trợ cho người được giao nhiệm vụ hỗ trợ cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng và quản lý sau cai nghiện./.

(Vân Vũ)