Quảng Ninh: Đổi mới nâng cao hiệu quả công tác phòng chống mại dâm và cai nghiện ma túy Ngày đăng: 16/03/2016
Thực hiện Kế hoạch số 759⁄KH-UBND, ngày 18⁄02⁄2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về "Công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bản vệ an ninh Tổ quốc năm 2016". Ngày 8⁄3⁄2016 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch và đề ra một số nội dung và biện pháp phối hợp với các ngành chức năng để thực hiện chỉ tiêu được Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

Về công tác cai nghiện, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội triển khai các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng như: rà soát, nắm số người nghiện ma túy, phân loại đối tượng, chú trọng việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho người cai nghiện; động viên, khuyến khích tạo điều kiện cho người nghiện và gia đình người nghiện khai báo, đăng ký hình thức cai nghiện phù hợp, thực hiện nghiêm túc quy trình cai nghiện theo quy định. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 206/2015/NQ-HĐND ngày 15/7/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về “Chính sách hỗ trợ cho người tự nguyện chữa trị, cai nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2015 - 2020”; Quyết định số 1609/2015/QĐ-UBND, ngày 09/6/2015 của UBND tỉnh “Quy định mức chi hỗ trợ cho học viên trong thời gian chấp hành quyết định xử lý hành chính tại Trung tâm và cán bộ theo dõi, quản lý người cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng”.

Sở Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các ngành: Công an, Tư pháp, Tòa án, Y tế hướng dẫn các địa phương thực hiện đưa đối tượng đi cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm theo Luật Xử lý vi phạm hành chính; Phối hợp với Công an tỉnh, các địa phương rà soát, thống kê người nghiện ma túy, xây dựng kế hoạch, lập hồ sơ giao 300 đến 400 chỉ tiêu cai nghiện tại gia đình, cộng đồng và 400 đối tượng đi cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh. Kiểm tra, đôn đốc việc tiếp nhận đưa người vào cai nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh, công tác quản lý người sau cai theo quy định.

Tổ chức tốt việc tiếp nhận đối tượng vào cai nghiện theo kế hoạch. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người tự nguyện xin đăng ký cai nghiện tại Trung tâm theo tinh thần Nghị quyết số 206/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Thực hiện tốt công tác bàn giao người sau cai nghiện về nơi cư trú, thực hiện công tác quản lý người sau cai nghiện tại Trung tâm. Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội tỉnh, tăng dần số người cai nghiện tự nguyện, giảm dần số người cai nghiện bắt buộc theo Kế hoạch số 1977/2015/KH-UBND, ngày 16/4/2015 của UBND tỉnh về “Thực hiện Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma tuý đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”.

Tổ chức thực hiện Kế hoạch số 2284/KH-LĐTBXH-TNXH, ngày 10/12/2015 của Sở “Về mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh giai đoạn 2015 - 2020” đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nhằm chuyển đổi hoạt động của Trung tâm. Kiện toàn tổ chức bộ máy, tuyển chọn cán bộ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với chức danh, có phẩm chất đạo đức và tâm huyết với công tác cai nghiện ma túy; Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định, các chính sách của Nhà nước liên quan đến cán bộ, viên chức, người lao động; người cai nghiện và người sau cai nghiện ma tuý tại Trung tâm. Xây dựng cơ chế, biện pháp liên kết, phối hợp giữa Trung tâm với các Trung tâm dạy nghề, các Trường dạy nghề, các doanh nghiệp để tổ chức dạy nghề và giải quyết việc làm cho người cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy. Rà soát, xây dựng bổ sung nội quy, quy chế cho phù hợp để tổ chức các hoạt động cai nghiện. Tăng cường các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV, kết hợp điều trị HIV/AIDS, phòng chống Lao... cho người cai nghiện ma túy, người áp dụng quản lý sau cai tại Trung tâm; Tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại Trung tâm và khu vực. Tăng cường sự phối kết hợp, trao đổi thông tin giữa các Sở, ngành chức năng và với các địa phương đảm bảo tốt an ninh trật tự để quản lý người cai nghiện và sau cai tại Trung tâm.

Thực hiện tốt các biện pháp quản lý người sau cai nghiện ma tuý như: quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho người sau cai nghiện phòng, chống tái nghiện. Đối với những trường hợp tham gia chương trình điều trị thay thế bằng thuốc Methadone thì Ban chỉ đạo xã, phường, thị trấn phân công thành viên phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể để quản lý tư vấn, giáo dục, tạo việc làm. Kiểm tra, giám sát, duy trì và nhân rộng mô hình Câu lạc bộ “Hỗ trợ người sau cai nghiệm ma túy tái hòa nhập cộng đồng”; mô hình “Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy và tái hòa nhận cộng đồng” tại các địa bàn trọng điếm.

Duy trì 122 xã, phường, thị trấn xây dựng lành mạnh và xây dựng mới 05 xã, phường năm 2016; duy trì 15 Đội và nhân rộng 05 Đội công tác xã hội tình nguyện; duy trì 08 mô hình phòng, chống mại dâm dựa vào cộng đồng; duy trì 01 mô hình hỗ trợ, giảm hại và hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm tại Thành phố Hạ Long và nhân rộng 02 mô hình tại thành phố Uông Bí, Cẩm Phả.

Duy trì thường xuyên 500 đến 700 lượt người cai nghiện ma túy và quản lý sau cai tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh, trong đó tiếp nhận mới 400 lượt đối tượng; cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng cho 300 đến 400 lượt người; duy trì 06 mô hình Câu lạc bộ hỗ trợ người sau cai nghiện tái hoà nhập cộng đồng và nhân rộng thêm 04 mô hình tại các địa bàn trọng điểm về người nghiện ma túy; duy trì 03 mô hình điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy và tái hòa nhập cộng đồng và nhân rộng thêm 03 mô hình tại các địa bàn trọng điểm về tệ nạn ma túy./.

                                                                                                     CNP